Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp gồm các bước:
- Bước 1: Thuê hoặc mượn địa chỉ trụ sở và chuẩn bị thông tin đăng ký doanh nghiệp.
- Bước 2: Thành viên góp vốn thông qua và ký hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
- Bước 3: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
- Bước 4: Khắc dấu tròn doanh nghiệp.
- Bước 5: Mở tài khỏan ngân hàng của doanh nghiệp.
- Bước 6: Đăng ký chữ ký số điện tử, đăng ký hóa đơn điện tử, đăng ký khai và nộp thuế online.
- Bước 7: Treo biển hiệu và bắt đầu vào kinh doanh tại trụ sở chính.
Thành lập doanh nghiệp FDI có gì khác biệt?
Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, theo Luật đầu tư thì việc thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải gắn với thủ tục đăng ký đầu tư. Do vậy quy trình thành lập doanh nghiệp FDI sẽ phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thực hiện 7 bước mà Luật Trí Nam đã nêu. Ngoài ra việc thành lập doanh nghiệp FDI còn phải thực hiện các công việc khác như sau:
- Tài khoản công ty sẽ gồm tài khoản giao dịch và tài khoản góp vốn đầu tư. Do đó doanh nghiệp sẽ phải mở hai loại tài khoản sau khi thành lập doanh nghiệp.
- Địa điểm triển khai dự án đồng thời là trụ sở chính doanh nghiệp nên khi lựa chọn địa chỉ trụ sở chủ doanh nghiệp cũng phải quan tâm đến sự phù hợp của địa điểm với các ngành nghề kinh doanh mình đăng ký.
- Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ thực hiện tại Sở kế hoạch và đầu tư đối với các doanh nghiệp có trụ sở ngoài khu công nghiệp. Trường hợp trụ sở doanh nghiệp trong khu công nghiệp thì thẩm quyền cấp GCN đăng ký đầu tư thuộc ban quản lý các khu công nghiệp.
Thành lập doanh nghiệp thế nào nhanh nhất?
Theo Luật Trí Nam muốn thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp nhanh bạn sẽ cần khắc phục các vướng mắc sau khi triển khai
- Phòng tránh hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mới không hợp lệ bằng cách sử dụng mẫu điều lệ công ty, và các biểu mẫu đơn giản nhất. Sau khi thành lập doanh nghiệp quý vị có thể thay đổi và điều chỉnh nội dung các giấy tờ nội bộ nếu muốn.
- Rút ngắn thời gian chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Thông thường hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mới rất mất thờ gian trong phần chọn ngành nghề kinh doanh và mức vốn điều lệ đăng ký. Nên chủ doanh nghiệp hãy tham khảo nhanh ý kiến tư vấn của các công ty chuyên tư vấn thành lập doanh nghiệp để chốt nhanh các nội dung này.
- Nắm rõ quy trình thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp để biết các thủ tục có thể thực hiện song song và các thủ tục nào không cần thiết phải tiến hành ngay để hạn chế thời gian chờ đợi.
- Cuối cùng là thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp chuẩn xác. Thực tế nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm khai nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì không nên tốn thời gian vào việc tự nộp online bởi nhiều hồ sơ mất cả tháng cũng chưa được chấp thuận hợp lệ.
Thời gian thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Luật Trí Nam chỉ khoảng 7 – 9 ngày với chi phí thành lập doanh nghiệp trọn gói 1.200.000đ. Đây không phải là khoản phí lớn nếu bạn cần thành lập doanh nghiệp nhanh bởi nó đã bao gồm lệ phí nhà nước, phí khắc dấu tròn và nhiều khoản phí khác.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 21, 22 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì hồ sơ thành lập doanh nghiệp loại hình: Công ty TNHH, công ty cổ phần sẽ cần chuẩn bị các tài liệu sau trong hồ sơ:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ thành lập doanh nghiệp.
- Danh sách thành viên công ty / Danh sách cổ đông công ty.
- Bản sao CMTND, hộ chiếu của người thành lập doanh nghiệp.
- Danh sách người đại diện theo ủy quyền (Nếu có).
- Giấy ủy quyền của Giám đốc cho người đi nộp hồ sơ.
- Mẫu hồ sơ thành lập doanh nghiệp tải tại đâu chuẩn?
Trong danh sách tài liệu cần có trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì mẫu Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp sử dụng phụ lục I – 1, đến I – 4 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP; Các danh sách cần dùng cũng được quy định chi tiết tại Phụ lục nghị định này.
- Mẫu hồ sơ thành lập công ty cổ phần có gì khác biệt?
Công ty cổ phần nếu có nhiều hơn 11 cổ đông, hoặc có cổ đông là tổ chức chiếm trên 50% tổng vốn điều lệ thì trong hồ sơ thành lập công ty cổ phần phải bao gồm nội dung liên quan đến: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Cụ thể:
1. Hội đồng quản trị và số lượng thành viên hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Căn cứ theo khoản 1 Điều 154 Luật doanh nghiệp 2020 thì “Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng thành viên Hội đồng quản trị”. Quy định này đòi hỏi khi thành lập công ty cổ phần có nhiều cổ đông quý vị sẽ phải cân nhắc đến việc số lượng người được tham gia hội đồng quản trị để điều hành công ty.
2. Ban kiểm soát và trường hợp bắt buộc phải lập ban kiểm soát
+ Theo quy định công ty cổ phần có trên 11 cổ đông phải lựa chọn một trong hai mô hình quản lý sau:
– Một là mô hình tổ chức quản lý gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
– Hai là mô hình tổ chức quản lý gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.
+ Quy định về ban kiểm soát công ty cổ phần căn cứ theo Điều 168 Luật doanh nghiệp 2020
“Điều 168. Ban kiểm soát
1. Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
2. Trưởng Ban kiểm soát do Ban kiểm soát bầu trong số các Kiểm soát viên; việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo nguyên tắc đa số. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số Kiểm soát viên thường trú tại Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.
3. Trường hợp Kiểm soát viên có cùng thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Kiểm soát viên đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho đến khi Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ.”
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp danh?
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên.
– Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần?
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
– Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp?
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên doanh nghiệp;
– Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại; số fax, thư điện tử (nếu có);
– Ngành, nghề kinh doanh;
– Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân;
– Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
– Thông tin đăng ký thuế;
– Số lượng lao động dự kiến;
– Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
– Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.